MoraNow's Blog

Những bài viết & tin tức mới nhất đến từ MoraNow và các Cố vấn

ÁP DỤNG KHOA HỌC NHẬN THỨC VÀO HƯỚNG DẪN VIẾT LUẬN

Với double major (song bằng) về International Relations (Quan hệ Quốc tế) và Cognitive Science (Khoa học Nhận thức), cố vấn Quế Anh đã áp dụng những kiến thức tưởng chừng không liên quan từ ngành học của mình vào việc định hướng và tư vấn nhiều học sinh viết bài luận apply du học.

Tại bài viết này, Quế Anh sẽ chia sẻ về lí do lựa chọn theo học hai ngành học này, sơ bộ về cách vận dụng Cognitive Science vào việc viết luận, các yếu tố của một bài luận tốt và đâu là điều khiến cho một bài luận trở nên thật ấn tượng.

▶️ Để được trao đổi trực tiếp với Quế Anh cũng như nhận sự hướng dẫn từ chị, mời bạn đặt lịch hẹn với chị tại: http://bit.ly/mora_190926_queanh


Initially I wanted to do International Relations and Psychology, and I gravitated towards them the same way many undergraduates students do: simply out of interest. My family was supportive of what I wanted to pursue and there was no pressure to be immediately financially stable after college, so I stuck with what I had been interested in since middle school: the study of brain and behavior, on a micro and macro level. I switched from Psychology to Cognitive Science once I realized that I enjoyed the computational and cognitive aspect of psychology more than the behavioral. That, and I surprisingly took to computer science.

Brains and computers are both relatively new fields, but their exploration has produced exponential products for academia as well as practical applications. Frankly, these are the fields of the future. However, I’ve always been more of a jack of (some) trades person, meaning that I am not satisfied with simply exploring cognitive science. I have a desire to contrast what I am learning in technical terms with what the world needs and how the world might react, and in that aspect, international relations provides an interesting juxtaposition. Countries respond to the technological boom in such different ways, ways that are reflected in policy, in security, in the economy, and so forth. For me, the two fields I am pursuing may seem discrete, but complement each other in a subtle but necessary way.

Ban đầu, mình muốn theo đuổi Quan hệ Quốc tế và Tâm lí học; cũng như các bạn sinh viên khác, đơn giản là vì mình cảm thấy thích. Bố mẹ hoàn toàn ủng hộ lựa chọn của mình, và không đặt áp lực rằng mình cần kiếm được tiền ngay sau khi tốt nghiệp Đại học. Vậy nên suốt từ những năm cấp 2, mình đã luôn “mắc kẹt” trong những điều mà bản thân hằng “say mê”: những nghiên cứu về bộ não và hành vi trên cả mức độ vi mô và vĩ mô. Chỉ khi nhận ra rằng mình thích khía cạnh nhận thức và tính toán của Tâm lí học hơn là khía cạnh hành vi, mình mới quyết định sẽ chuyển từ Tâm lí học sang Khoa học Nhận thức. Và một cách đầy bất ngờ, mình bỗng cảm thấy thích Khoa học Máy tính.

“Não bộ” và “máy tính” đều là những lĩnh vực tương đối mới, nhưng sự xuất hiện của chúng đã tạo ra các sản phẩm gia tăng theo cấp số nhân cho các công việc học thuật cũng như các ứng dụng thực tế. Hay nói cách khác, chúng sẽ là những lĩnh vực then chốt trong tương lai. Tuy nhiên, vốn là một người thích các hoạt động “thương mại” (mình chưa cảm thấy đủ thỏa mãn với việc khám phá khoa học nhận thức đơn thuần), mình luôn khao khát rằng sẽ có thể đối chiếu những gì bản thân được học với những điều mà thế giới cần và cách mà thế giới sẽ phản ứng. Và thế là “quan hệ quốc tế” – bổ sung cho “khoa học nhận thức” – đáp ứng được trọn vẹn mong muốn này của mình, tạo ra một sự kết hợp rất thú vị. Các quốc gia phản ứng với sự bùng nổ công nghệ theo những cách khác nhau, được phản ánh qua chính sách, an ninh, nền kinh tế,… Có thể bạn sẽ cho rằng hai lĩnh vực mình đang theo đuổi có vẻ như không thực sự liên quan tới nhau, nhưng đối với mình, chúng bổ sung cho nhau rất khăng khít.


A large branch of Cognitive Science studies learning and reasoning – not simply in terms of education in school, but also how people in general learn and apply new rules. Pattern recognition is a popular theory of cognition which posits that the brain recognizes objects in layers from simple to sophisticated, and changes its expectations over time based on what it learns. Knowing this, I view essay writing as a continuous process where you start out with an initial set of expectations and goals and change them to create a compelling piece of writing over time. In this sense, I can help guide students by helping pick out patterns in their writing and reasoning process that are beneficial (or not) to the essay, and then allowing their own brains to adapt to new patterns and perfect their essays in time.

Một nhánh lớn của Khoa học Nhận thức nghiên cứu về cách con người học tập và lập luận – không chỉ về việc học trên trường, mà còn là cách mọi người học và áp dụng các quy tắc mới nói chung. “Nhận biết các khuynh hướng chung” là một lý thuyết phổ biến của Khoa học Nhận thức – nó cho rằng não bộ sẽ nhận ra các vật thể theo từng “lớp”, từ đơn giản đến phức tạp, và thay đổi kỳ vọng theo thời gian, dựa trên những gì mà bộ não thấy được. Nắm được điều này, mình coi việc viết luận là một quá trình liên tục: bạn bắt đầu với một loạt các kỳ vọng và mục tiêu ban đầu, rồi thay đổi chúng theo thời gian để tạo ra một bài viết hấp dẫn. Với hướng suy nghĩ này, mình có thể hướng dẫn học sinh bằng cách giúp các bạn ấy chọn ra những khuynh hướng chung trong quá trình viết và lập luận – những thứ sẽ có lợi (hoặc không có lợi) cho bài luận, sau đó giúp não bộ của các bạn thích nghi với các khuynh hướng mới và hoàn thiện kịp thời các bài luận.


Throughout my time in high school and college, I’ve heard that outstanding essays are generally original and creative. As a writing fellow, I’ve learned to look at two primary aspects of essays: the content and the structure.

It is tempting to sit and think of ideas until you stumble upon one that is adequately original; however, I’ve found that this is more often than not a procrastination tactic, and that original ideas are difficult to come by, especially on deadlines and especially for university applications. Mathematically speaking, the probability of choosing one idea from a set of ideas is much higher than the probability of choosing a certain combination of ideas. This means that when you combine several different themes in your writing, you will have more success with originality than if you were to focus solely on one idea. For example, when a prompt asks you to talk about your hometown, it is asking you to do more than describe – it is asking you for your attitude towards the people who live there, your aspirations growing up in such an environment, your creative space within a physical town, etc. Do keep in mind that there is a fine balance between having several connected themes and having so many themes that you form a list with your writing.

Regarding structure, clear and concise with a touch of personal flair has worked well for me. Don’t worry if you haven’t found your “personal flair” – clear and concise contributes 90% to a good essay structure, particularly for college essays where you operate under a word limit (usually 250, 500, 650). Otherwise, everyone has a different way of writing that I try to preserve when I work with them on their essays – this can be a special way of stringing together sentences, a quirky use of verbs, a subtle slow burn, etc.

Knowing how to optimize content and structure will help you strengthen your writing immensely.

Trong suốt thời gian học cấp 3 và Đại học, mình được nghe rằng các bài luận xuất sắc nhìn chung đều cần phải độc đáo và sáng tạo. Là một người thích viết, mình đã học được cách lưu ý tới hai khía cạnh chính của một bài luận: nội dung và cấu trúc.

Về mặt nội dung, công cuộc nghĩ cho ra được một ý tưởng đủ độc đáo sẽ là một việc rất thú vị; tuy nhiên, mình nhận thấy rằng đây thường chỉ là một cách để trì hoãn, và sẽ rất khó để những ý tưởng độc đáo bỗng dưng xuất hiện, nhất là khi bạn đang đứng trước thật nhiều deadlines và đặc biệt là việc apply vào trường Đại học. Về mặt toán học, xác suất chọn một ý tưởng từ một tập hợp ý tưởng cao hơn nhiều so với xác suất chọn một sự kết hợp giữa các ý tưởng nhất định. Nói cách khác, khi bạn kết hợp một số chủ đề khác nhau trong bài viết của mình, bạn sẽ dễ có được sự độc đáo hơn so với việc chỉ tập trung vào một ý tưởng. Ví dụ, khi một câu hỏi của bài luận phụ yêu cầu bạn kể về quê hương, thì nghĩa là câu hỏi ấy đang không chỉ yêu cầu bạn mô tả. Hội đồng tuyển sinh muốn biết về thái độ của bạn đối với những người sống ở đó, những khát vọng của bạn khi lớn lên trong một môi trường như vậy, không gian sáng tạo của bạn tại một địa điểm nào đó,… Nhưng, hãy nhớ rằng có một sợi dây thăng bằng rất mảnh giữa việc có một số chủ đề được kết nối và có rất nhiều chủ đề (khiến bài viết của bạn trông như một danh sách liệt kê).

Về mặt cấu trúc, sự rõ ràng, súc tích cùng một chút “chất giọng của riêng mình” đã giúp mình rất nhiều. Đừng lo lắng nếu bạn chưa tìm thấy giọng văn của bản thân, bởi sự rõ ràng và súc tích đóng góp tới 90% cho một cấu trúc bài luận tốt, đặc biệt là cho các bài luận Đại học – các bài viết giới hạn bạn trong một số từ nhất định (thường là 250, 500, 650). Mặt khác, mỗi người đều có một cách viết khác nhau, và mình luôn cố gắng giúp các bạn ấy giữ nguyên được giọng văn khi mình tham gia vào tư vấn viết luận cho các bạn. Cách viết này có thể là một cách đặc biệt nào đó để xâu chuỗi các câu lại với nhau, cách sử dụng những động từ lạ, hay một chút giọng chỉ trích nhẹ.

Tóm lại, biết cách tối ưu hóa nội dung và cấu trúc sẽ giúp bạn cải thiện khả năng viết của mình rất nhiều.


Effort! When a student makes an effort to engage with me during our sessions rather than simply taking notes, both the student and I have the opportunity to clarify things we meant and to explore new areas. “What if I did this?” is a great question for trying out some riskier things. Then, really revise your work by going home and spending time individually making large changes (modifying ideas, restructuring topics, expanding explanations) instead of fixing some minor grammatical mistakes or copying paragraphs and pasting them elsewhere. Usually the students who make the most effort to play around with ideas and reconsider their first drafts are the ones who end up with the more impressive final essays.

Nỗ lực! Khi một học sinh cố gắng trao đổi với mình trong các buổi học thay vì chỉ ghi chép, cả mình và học sinh sẽ đều có cơ hội hiểu nhau rõ hơn cũng như khám phá những lĩnh vực mới. “Nếu em làm điều này thì sao?” Đây là một câu hỏi hay để thử “liều” hơn. Sau đó, bạn nên xem lại phần bài viết của mình bằng cách về nhà và dành thời gian tự đưa vào bài các thay đổi lớn (sửa đổi ý tưởng, tái cấu trúc chủ đề, mở rộng phần giải thích) thay vì chỉ chỉnh sửa một số lỗi ngữ pháp nhỏ hoặc “copy” các đoạn văn từ phần này rồi “paste” chúng ở nơi khác. Thông thường những học sinh dành nhiều công sức để nghĩ ý tưởng nhất và cân nhắc lại thật kĩ về bản nháp đầu tiên của mình sẽ là những người có được các bài luận ấn tượng hơn.


🌐 MoraNow – nền tảng online kết nối học sinh Việt Nam và các du học sinh Mỹ đi trước

📖 Khám phá danh sách cố vấn và đặt lịch hẹn ngay bây giờ tại: http://bit.ly/mora_190926

🤝 Trở thành Đối tác Cố vấn trên Mora: http://bit.ly/mora_190926_counselor