Lường trước nhiều rủi ro trong việc apply học bổng Mỹ chỉ trong vòng một tháng với bộ hồ sơ gần như là số 0, cố vấn Lê Huỳnh Phúc vẫn kiên trì đồng hành cùng học sinh đến khi mọi nỗ lực đơm trái ngọt.
“Be mindful even if your mind is full.” – Phúc vẫn luôn tâm niệm mình phải tỉnh táo trước những case “hóc búa”, khó nhưng chắc chắn vẫn có cửa. Chiến lược nào cho hành trình apply “cấp tốc”, Phúc đã trải qua những khó khăn nào cùng học sinh của mình?
Hãy cùng MoraNow khám phá hành trình apply đầy cam go trong bài viết ngày hôm nay nhé!
Từ 0 đến 100 trong một tháng, “phép màu” hay chiến lược thông minh?
– Chào Phúc, em có thể chia sẻ lại một số khó khăn của em khi nhận một case “siêu khó” như vậy không?
Khi em nhận “đề bài” từ MoraNow, suy nghĩ ban đầu là khả năng thành công của case này không nhiều. Em nhận ra học sinh của mình đang phải đối diện với rất nhiều thử thách: trễ hạn nộp ED 1 (Early Decision 1), chỉ còn cách hạn ED 2 (Early Decision) một tháng; lỗ hổng lớn về tổng quan quy trình apply học bổng; thiếu IELTS; tài chính không dư dả, đồng nghĩa với mức chi trả học phí không cao khiến khả năng được nhận thấp hơn các bạn sẵn sàng đóng góp cho trường nhiều hơn. Nếu quyết định apply, em và bạn sẽ phải xây dựng bộ hồ sơ từ số 0 tròn trĩnh, để đến được số 100 là một điều gần như không tưởng.
– Nhưng kết quả là học sinh của em đã được nhận vào một trường khá ổn ở Mỹ phải không, đâu là “phép màu” khiến hai em thực hiện được điều đó?
Suốt một tháng đó, gần như tụi em hoạt động không ngừng nghỉ. Nhưng em cũng hiểu rằng nếu ép buộc bản thân dồn hết sức lực để hoàn thiện hồ sơ chuẩn chỉnh mới gửi đi thì sẽ “xôi hỏng bỏng không”. Ngay như trường hợp của em, dù em đã chuẩn bị cho quá trình du học từ rất sớm như thi SAT, thi IELTS thì cũng phải bắt đầu trước deadline một khoảng thời gian khá dài. Vậy nên em nghĩ ra chiến lược “cuốn chiếu”. Hoàn thiện khoảng 60-70% hồ sơ ban đầu, gửi kịp deadline ED 2. Sau đó tranh thủ khoảng cách giữa các deadline sau để tiếp tục hoàn thiện 80, 90%, rồi đến khi ưng ý nhất. Để đến được con số tạm gọi là 100 điểm, em và bạn đã phải sửa, bổ sung, sửa, rất nhiều lần.
– Chiến lược có thể coi là rất thông minh vào thời điểm nước rút ấy. Vậy đến lúc nhận kết quả, liệu có phải các trường càng nộp sau thì tỷ lệ đỗ càng cao không?
Sau khi nhận được kết quả, em và bạn ấy có cách đánh giá đỗ/trượt khác nhau *cười*. Là một cố vấn, nếu em thấy trường nào phản hồi, nhưng yêu cầu mức chi trả cao hơn mình chi trả, thì em coi là em đã thất bại với trường đó. Học sinh của em thì quan tâm hơn tới việc mình có được nhận hay không. Một số trường bạn gửi hồ sơ đi trước thì không đậu, một phần đúng là do khi ấy hồ sơ chưa chưa hoàn hảo, phần khác là vì thứ hạng của trường tương đối cao. Quan điểm của em là bên cạnh những trường an toàn, mình cũng nên thử sức với một số trường top trên. May mắn là cuối cùng bạn ấy đã chọn được một trường khá tốt, cả về xếp hạng và học bổng.
Cùng chạy nước rút kịp deadline, những cuộc gọi cách 15.000km
– Theo chị được biết Phúc và học sinh của mình chỉ làm việc với nhau qua online. Em có thể chia sẻ nhiều hơn về quy trình làm việc của em để theo sát học sinh được như vậy, dù gặp trở ngại về khoảng cách địa lý không?
Một điều hơi ngược là thời điểm đó em đang nghỉ đông nên ở Việt Nam, còn bạn ấy đang theo học cấp 3 ở Mỹ. Làm việc online nên chúng em đều phải ý thức chủ động rất nhiều, trao đổi qua mọi kênh có thể như email, call, messenger,… Cách làm việc của em là mình sẽ liệt kê hết những thứ mình đã có, xem mình còn thiếu ở đâu, có thể bổ sung thêm bằng cách nào, có cách nào hay hơn không? Chúng em đi dần dần từng yếu tố bắt buộc trong bộ hồ sơ apply như xây dựng danh sách trường, viết bài luận cá nhân, nhờ người viết thư giới thiệu, điền Common App,… Cứ cuốn chiếu như vậy đến lúc phải đẩy hồ sơ đi thì mọi thứ cũng vừa kịp hoàn thiện.
– Riêng việc xây dựng danh sách trường là một công đoạn khá khó khăn và mất thời gian, viết bài luận cá nhân cũng vậy. Hai em đã làm như thế nào để vượt qua được hai việc đó trong khoảng thời gian ngắn?
Với việc xây dựng danh sách trường, em nhắc bạn xem trước một bản danh sách mẫu để có cái nhìn tổng quan trước. Sau đó em giới thiệu với bạn công cụ chọn trường ngày trước em cũng áp dụng cho bản thân. Sau khi chọn các tiêu chí theo ý mình thì công cụ sẽ lọc ra một danh sách các trường thỏa mãn. Bạn sẽ chọn các trường bản thân thấy phù hợp trước, sau đó em sẽ cùng bạn review từng trường để xây dựng một bản danh sách hoàn chỉnh.
Bài luận cá nhân thì em có đọc kỹ hồ sơ của học sinh xem bạn có điểm mạnh, điểm yếu gì. Bạn ấy cũng có một câu chuyện riêng, rất đặc biệt để đưa vào bài luận nên em không phải sửa quá nhiều. Bài luận cá nhân của bạn ấy rất truyền cảm hứng, có lẽ đó cũng là một phần giúp bạn được nhận vào một trường tốt như Depauw University.
– Trong quá trình làm việc, có kỷ niệm “cân não” nào khiến em nhớ mãi không quên không?
Với một case khó như thế này, kỷ niệm thật sự rất nhiều. Nhưng lần em “tá hỏa” nhất là khi học sinh chia sẻ muốn “gap year” (bỏ cách một năm không đi học). Chuyện này người ngoài nghe thì cảm thấy khá bình thường, nhưng đối với người trong cuộc thì nó khá lớn, quyết định tới cả tương lai của học sinh, nên em đã phải xin thêm ý kiến từ hai anh founder của MoraNow. Về chuyện gap hay app, có lẽ nhiều người nghĩ “cứ app đi không được thì gap một năm”. Nhưng trường hợp của bạn ấy hơi đặc thù, gap year không phải lựa chọn tốt lúc này nên hai anh em đã động viên nhau cố gắng app hết mức có thể.
Giải quyết một case khó, để sẵn sàng cho các case khó hơn
– Sau khi đã thành công với một case “hóc búa” như vậy, em có cảm nghĩ gì không?
Khi bắt đầu nhận case này, em đã thấy quá nhiều rủi ro, thôi thì chỉ biết ráng lên chứ mình mà “hoảng” thì học sinh phải làm thế nào. Em cũng hiểu kết quả apply phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng mình là cố vấn, nghĩa là đóng một vai trò chủ chốt trong việc hướng dẫn các bạn. Nói thật, nếu bạn ấy không được nhận em sẽ rất buồn. Khi nhận tin học sinh của mình đã chọn được trường ưng ý, em cảm thấy mọi công sức của hai anh em và MoraNow đã được đền đáp xứng đáng. Em có thêm động lực để giúp đỡ nhiều bạn trẻ khác hơn, thêm tự tin để nhận các case khó hơn. Quan trọng hơn là em đã học được nhiều bài học, như việc kiên nhẫn và “nhẹ nhàng” với các em hơn, vì học sinh cấp 3 đôi khi chưa quen với guồng công việc lớn như vậy.
– Được biết em đang là sinh viên năm ba tại Mỹ, em có gặp khó khăn gì trong việc vừa học, vừa làm cố vấn không?
Phải nói làm cố vấn không nhẹ nhàng chút nào cả. Trong quá trình làm việc em như có thêm người bạn, người em vậy, nên không chỉ hướng dẫn các bạn apply, sau khi các bạn qua Mỹ em cũng giúp đỡ khoảng thời gian đầu để không bị bỡ ngỡ. Hồi đầu em mới vào đại học cũng vậy, chưa quen việc nên bị “shocked” một khoảng thời gian. Sau hơn một năm, công việc, bài tập có nhiều hơn nhưng vì đã quen nên em cảm thấy mình vẫn quán xuyến thời gian tốt. Quản lý thời gian hiệu quả có lẽ là bài học lớn em đã nhận được trong thời gian học tại Mỹ và hợp tác cùng MoraNow.
– Trải qua những giờ phút nước sôi lửa bỏng, sát cánh cùng học sinh của mình, chắc chắn Phúc đã rút ra được nhiều kinh nghiệm quý giá và sẵn sàng giúp đỡ nhiều bạn học sinh hơn. Chị tin rằng những chia sẻ của Phúc sẽ giúp nhiều bạn đang “bế tắc” vì apply muộn nhận ra vẫn còn những khe cửa hẹp. Chúc Phúc sẽ có thêm trải nghiệm trong hành trình làm cố vấn của mình!
– Em cảm ơn chị và MoraNow rất nhiều. Thực lòng em phải gửi lời cảm ơn tới MoraNow, các anh founder vì đã quá tâm huyết. Trong thời gian em làm cố vấn, các anh thường hay liên lạc hỏi em có chuyện gì cần giúp đỡ không và sẽ “xuất hiện” nhưng khi cần thiết. Chúc MoraNow sẽ ngày càng phát triển để kết nối thêm nhiều cố vấn và học sinh.
ĐĂNG KÝ NHẬN BUỔI TƯ VẤN DU HỌC MIỄN PHÍ TẠI: https://bit.ly/mora_free_consulting
Đọc thêm các bài blog hữu ích tại: http://bit.ly/mora_201018_blog
———————-
MoraNow – nền tảng online kết nối học sinh Việt Nam và các du học sinh Mỹ đi trước
Khám phá danh sách cố vấn và đặt lịch hẹn ngay bây giờ tại: http://bit.ly/mora_201018
Trở thành Đối tác Cố vấn trên Mora: http://bit.ly/mora_201018_counselors