Liệu họ có thực sự muốn đọc một câu chuyện kịch tính, một bài viết cảm động lấy đi những giọt nước mắt, hay một chuỗi ví dụ dài lê thê để thể hiện tính cách của bạn?
Câu trả lời là không, hội đồng tuyển sinh muốn thấy được những mục tiêu dài hạn mà bạn đặt ra cho bản thân, động lực nào giúp thúc đẩy bạn tiến nhanh hơn tới mục tiêu đó, và chúng có mối quan hệ mật thiết ra sao tới ngành học mà bạn mong muốn lựa chọn.
Bạn có thể khiến bài viết trở nên ấn tượng bằng cách xâu chuỗi những yếu tố kể trên thành một câu chuyện kịch tính, cảm động, nhiều ví dụ,… miễn là truyền tải đủ những gì hội đồng tuyển sinh muốn nhìn thấy, thay vì dùng nhiều kỹ thuật viết trong khi nội dung sáo rỗng.
1️⃣ Mục tiêu dài hạn
Hãy dành thời gian tìm hiểu sâu hơn về bản thân mình: mình quan tâm tới những giá trị nào, mình thích những hoạt động nào, mình cảm thấy gần gũi với những chủ đề nào. Hay nói cách khác, mình thật sự là ai, và trong tương lai mình muốn trở thành người như thế nào. Nếu còn nhiều băn khoăn, bạn có thể áp dụng triết lý Ikigai của người Nhật: hãy chọn một lĩnh vực mà bạn thích, bạn giỏi, có ích cho xã hội và giúp bạn kiếm được nguồn thu nhập như mong muốn.
2️⃣ Động lực thúc đẩy
Phần này thường được học sinh đẩy lên viết trước rồi mới trình bày tới mục tiêu, bởi động lực đến từ những câu chuyện rất giản dị, nhỏ bé. Một kỉ niệm tuổi thơ, một ám ảnh từ những ngày còn nhỏ, một lời nói đi vào trái tim từ một người lạ bạn tình cờ gặp trên đường, hay một trận cãi vã lớn với người bạn thân thuở trung học – tất cả đều có thể là những nguyên liệu tuyệt vời cho câu chuyện động lực trong bài luận của bạn. Hãy ngồi xuống và nhớ lại từng cột mốc cuộc đời, nhặt lấy từng mảnh cảm xúc còn rơi rụng trong ký ức, ghép chúng lại và tô điểm cho những giấc mơ thật gần ở tương lai.
3️⃣ Mối quan hệ của mục tiêu và động lực với ngành học của bạn
Ngành học của bạn giải quyết được vấn đề gì mà bạn vẫn hằng trăn trở? Bạn đã tìm hiểu về ngành học đó bằng cách nào? Bạn cảm thấy bản thân có những nét tương đồng nào phù hợp với ngành học mình định lựa chọn? Và, tại sao lại là ngành học đó ở ngôi trường đó? Họ đặc biệt muốn hiểu được suy nghĩ của bạn về vấn đề này, vì họ đang phải lựa chọn những học sinh tương lai giữa hàng ngàn hồ sơ nộp tới.
Tóm lại, trước khi bắt tay vào viết bài, hãy đặt mình vào vị trí của hội đồng tuyển sinh và tự hỏi xem họ muốn biết gì sau khi đọc bài luận của bạn. Đây là những gợi ý từ MoraNow, bạn có thể tự tìm hiểu và tham khảo thêm nhiều nguồn khác, hỏi han những anh chị đi trước để có nhiều góc nhìn cụ thể hơn nữa.
Tháng 9 tới, báo hiệu một “mùa viết luận” mới. Hãy liên hệ với MoraNow nếu bạn cần bất kỳ sự trợ giúp nào, bởi cố vấn từ các trường Đại học top 100 Mỹ đang sẵn sàng chờ đợi để hướng dẫn và trò chuyện cùng các bạn!
▶️ ĐĂNG KÝ NHẬN BUỔI TƯ VẤN DU HỌC MIỄN PHÍ TẠI: https://bit.ly/mora_free_consulting
▶️ Đọc thêm các bài blog hữu ích tại: http://bit.ly/mora_200831_blog
———————-
🌐 MoraNow – nền tảng online kết nối học sinh Việt Nam và các du học sinh Mỹ đi trước
📖 Khám phá danh sách cố vấn và đặt lịch hẹn ngay bây giờ tại: http://bit.ly/mora_200831
🤝 Trở thành Đối tác Cố vấn trên Mora: http://bit.ly/mora_200831_counselors