“Học để ra được trường!” có lẽ là câu nói cửa miệng của nhiều học sinh tại Việt Nam. Ai trong số chúng ta cũng đều đã trải qua khoảng thời gian suy nghĩ như vậy.
Anh Dương Quang Ngọc – hiện đang theo học bậc Cao học tại Columbia University (#3 NU) – chia sẻ rằng phải sau rất nhiều năm du học, anh mới thực sự tận dụng được những trải nghiệm học tập để khám phá thêm về chính con người mình.
Từ ngày còn là cậu học sinh cấp 3 tự mày mò apply đi du học, cho đến khi trở thành sinh viên của hai trường Đại học danh tiếng tại Mỹ, và sau đó làm mentor hướng dẫn nhiều bạn học sinh trên hành trình du học, anh Ngọc đã đúc kết được một khối lượng lớn các bài học trải nghiệm quý giá.
Hãy cùng MoraNow lội ngược dòng thời gian, xem lại những thước phim trải nghiệm đầy sống động và chiêm nghiệm về những bài học mà anh Ngọc chia sẻ nhé!
(Chúng mình cũng đã kèm bản gốc của những chia sẻ của anh Ngọc bằng tiếng Anh ở dưới mỗi đoạn nếu bạn muốn đọc nhé).
“Nếu có một “mentor” thì mình nghĩ mọi thứ sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Mình không thể nói quá trình nộp hồ sơ du học (và cuối cùng được nhận) là chặng đường thẳng tắp. Đó là khoảng thời gian bạn đầu tư rất nhiều nguồn lực cả về thời gian lẫn chất xám. Nếu bạn chọn làm mọi thứ một mình, từ lúc chọn trường phù hợp, cho đến khi viết luận và sửa bài viết, bạn sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn mà kết quả thu được chưa chắc đã tốt. Con người thường có những “thiên kiến” riêng, hiếm khi mình có thể nhìn xa hơn những gì mà mình cho là tốt nhất, nhưng “người ngoài cuộc” lại có thể thấy được tổng quan hơn. Do đó mà có một người bạn đồng hành nữa, một mentor chẳng hạn, có thể giúp con đường tới giấc mơ Mỹ của bạn bớt gập ghềnh hơn. Mình cũng tin rằng, với hội đồng tuyển sinh, đôi khi những điều bạn thể hiện trong hồ sơ đăng ký lại ngầm thể hiện một điều gì đó mà bạn cũng không hề nhận ra. Ví dụ tự thể hiện bản thân là tốt nhưng nếu bạn quá “nổ” (có phần hơi hống hách), cố tỏ ra khiêm tốn để khoe mẽ bản thân hoặc thiếu kinh nghiệm trầm trọng, bạn sẽ nhận được những đánh giá tiêu cực,…. Thường thì học sinh trung học chưa thể nhận ra bài luận của mình có vô tình vướng phải những lỗi này hay không.
Do đó, trên thực tế, nhiều học sinh Việt đã tập trung quá nhiều vào danh tiếng của trường. Họ luôn cố gắng trở thành một ứng cử viên “sáng giá” mà họ “cho rằng” những ngôi trường này đang kiếm tìm mà quên mất điều quan trọng hơn cả là thể hiện cá tính riêng của mình. Nộp hồ sơ du học, suy cho cùng, nên là một hành trình giúp bạn tự khám phá bản thân. Mỗi ngày bạn đều học được những điều mới (không chỉ về môi trường xung quanh mà còn về chính bản thân mình). Vì thế nên mình nghĩ sẽ tốt hơn nếu trong hành trình này bạn được đồng hành cùng một người có kinh nghiệm. Người ấy sẽ giúp bạn nghĩ ý tưởng và đảm bảo rằng hồ sơ của bạn có thể nói với hội đồng tuyển sinh về con người bạn, nhưng chỉ ở mức “vừa đủ” chứ không “quá nhiều” hoặc “quá xa”. Mình đã thực sự hơi “rùng mình” khi đọc lại bài luận mình tự viết vài năm trước. Thật may là mình đã được tuyển vào ngôi trường mình thích, nhưng bạn biết đấy, có phải lúc nào thần may mắn cũng gõ cửa đâu.”
“A mentor would have helped. I wouldn’t say applying to college (and getting accepted eventually) was a straightforward process. It definitely required a lot of resources (time, brainwork,…) From finding culturally fitting schools to writing and editing essays, it can be difficult (and the outcome might be suboptimal) if you do everything by yourself. Humans are biased. We oftentimes can’t see beyond what we think is best, but others can, and that’s why a second pair of eyes can help you go a long way. I also believe to admissions officers, certain things you say in your application could raise red flags (e.g., self-expression is great, but boasting (aggressiveness), humble bragging, or fluffy/substance-lacking experiences might be viewed negatively, etc.). Usually, high school students probably won’t notice if their essays might come off as one of the above. This might stem from the fact that many students in Vietnam attach too much weight to the brand of the school. They might try too hard to become the “ideal” applicants they “assume” these schools are looking for and forget it’s more important to have a personal identity. College application should be a self-discovery journey after all. You learn new things (not only about others but also yourself) every day 🙂 Hence, I think it’d be super helpful to have someone with more experience to brainstorm and bounce ideas off of, as well as make sure the materials “scream character” but are not “too much” or “too extra”. I definitely cringed a little when re-reading my college applications I wrote several years back. I was lucky enough to get accepted to the school I liked, but you shouldn’t always count on luck :)”
“Thách thức lớn nhất của mình khi theo học tại Vassar College là chưa thực sự biết cách “làm chủ” môi trường học tập cũng như tối ưu hoá các nguồn lực từ phía nhà trường. Sau nhiều lần thử và nhiều lần sai, cuối cùng mình cũng đã có thể tận dụng tối đa công việc học tập, dù để làm được thì không dễ dàng gì. Và mặc dù rất nhiều trường đại học danh giá tự nhận rằng môi trường của mình đa dạng, nhưng thực chất, các trường đại học này vốn được dành cho những người “có quyền, có tiền”; trong khi đó, mình là người đầu tiên trong gia đình đi du học, điều kiện thu nhập thấp, bởi vậy mình chắc chắn không thể có được thành công lớn như một số người bạn cùng lớp. Nhìn chung, khoảng thời gian thích nghi với môi trường mới khá khó khăn và mình thường cảm thấy nghi ngờ bản thân. Tuy nhiên, bởi xung quanh là những người bạn từ các “background” rất khác nhau, nên sau khi quan sát và học hỏi từ họ, mình đã nhận ra rằng 1) Mình không cô đơn, 2) Không phải là mình thua kém họ “từ trong máu” – mà chỉ là mình chưa biết cách hoà nhập với hệ thống giáo dục này – hay nói cách khác là “một mình chống lại cả thế giới”. Khắc phục điều này không khó: cố gắng bước ra khỏi vùng thoải mái/trạng thái tâm lý cũ, yêu cầu sự giúp đỡ, thiết lập một hệ thống hỗ trợ tốt hơn cho bản thân và sẵn sàng đề nghị về những gì mình muốn (bởi rất có thể ở ngoài kia vẫn còn vương vất một số “tài nguyên” chưa được mình khai thác). Mình nghĩ không cần nói thêm gì nhiều về chất lượng giáo dục ở Vassar vì mọi người đều biết đây là một trong những trường “đỉnh” tại Mỹ. Tuy nhiên để có thể thực sự hòa nhập được lại là một câu chuyện khác và mình có thể nói Vassar chính là nơi làm nên “mình” của bây giờ. Ngoài chuyên môn vững vàng, các thầy cô ở đây cũng cực kì tốt bụng và luôn sẵn sàng giúp đỡ sinh viên; còn sinh viên của Vassar thì ai cũng đặc biệt; và cộng đồng Vassar-er là một mạng lưới rất khăng khít. Cũng hơi khó để mình có thể kể ra hết những điều tốt đẹp về ngôi trường này (dù cũng có một vài điều mình chưa ưng ý lắm), nhưng nhìn chung thì mình vẫn luôn dành một vị trí đặc biệt trong tim cho Vassar.
Hiện tại mình đang theo học một chương trình cao học tại đại học Columbia. Ở bậc học này, mình phải đi sâu vào những kiến thức chuyên môn nên thi thoảng cũng gặp nhiều căng thẳng. Mọi người ở đây không chỉ luôn khuyến khích, hỗ trợ nhau mà ai cũng có đam mê để theo đuổi, điển hình là các công trình, nghiên cứu riêng, vì thế mà kì vọng ở trường cao học được đẩy lên rất cao. Mình đang cố gắng cân bằng đời sống học tập và những dự án nghiên cứu của mình. Tất nhiên mọi chuyện không hề đơn giản, nhưng mình luôn nhận thức rõ đây là một cơ hội đào tạo tuyệt vời mà mình cần phải tận dụng triệt để.”
“My main challenge when at Vassar was not really knowing how to navigate the study environment and optimally utilize the resources the school had to offer. It took some trial and error, and I was able to fully take advantage of my education eventually, but I learned to do it the hard way. Regardless of how diverse many elite colleges claim themselves to be, they were traditionally established to serve the privileged after all; and as someone who was first-generation, low-income, I was clearly not prepared to succeed like some of my classmates. Overall, transition was rough, and I doubted myself often, but being surrounded by friends from different backgrounds, observing them, and learning from them helped me realize 1) I was not alone, 2) it’s not that I’m inherently inferior – I just didn’t know how to fit into the system — kind of a “me against the world” situation. Remedying this was not hard: stepping out of my comfort zone/old mentality, asking for help, establishing a good support system for myself, and being ready to ask for what I wanted (there might be some untapped resource lying around!) I don’t have anything to say about academics — it was top-notch anyways. Being able to fully adjust was another story, and Vassar was a place to build character. Other than that, faculty were super sweet and helpful; there were a ton of activities happening all the time on campus; Vassar kids were special; and the community was very close-knit. I can’t tell you enough good things about the school (don’t forget there are also bad things!) But Vassar always have a special place in my heart.
I’m currently in a graduate program at Columbia doing something more specialized and technical than in college, so it’s a little more stressful. Everyone is very supportive, but also very passionate about their work/research, and thus, expectations can be high. I’m trying to balance my academics and research projects, and it’s also challenging, but again, it’s another great training opportunity that I’m making good use of.”
“Mình không muốn đánh đồng tất cả học sinh Việt, nhưng suy ra từ bản thân, mình có thể nói rằng mình thiếu tinh thần khám phá và tính chủ động. Có thể bây giờ mọi thứ đã khác hoặc mỗi người lại có vấn đề riêng, nhưng ít nhất với mình thì giáo dục ở Việt Nam đã khiến mình chỉ tập trung vào điểm số bài thi mà không quan tâm đến những gì mình thực sự “gặt hái” được. Mình chắc chắn đã từng có một cách học rất thụ động và hơi “lấy lệ”. Mình không học cho bản thân, mình cũng không chủ động tiếp thu kiến thức mới để nâng cao bản thân mình. Mình thực sự chỉ “học để thi”, điều mà chắc chắn đi ngược lại mục đích của học tập. Vì thế, như mình đã nói, mình không hề thấy yêu thích hay hứng thú với bất kì môn học nào dù kết quả của mình không tệ lắm. Bạn có thể thấy là mình hơi “lạc hướng” cho đến tận những năm đại học. Mình muốn lưu ý lần nữa là tự nhìn nhận và tự khám phá là hai điều rất quan trọng. Những đứa trẻ Việt Nam như chúng mình thường lớn lên trong kỳ vọng từ nhiều phía khác nhau: gia đình, xã hội, và bản thân (cũng bị ảnh hưởng phần nào từ hai điều trước). Đôi khi, chúng mình sống quá nhiều cho người khác và quên mất bản thân mình. Đó là lí do tại sao hiểu mình, hiểu sở thích của mình, hiểu giá trị của mình là yếu tố quan trọng để đạt được thành công, không chỉ ở Mỹ mà còn ở bất cứ nơi đâu bạn muốn đặt chân đến sau này.”
“I don’t want to speak for Vietnamese students in general, but if I reflect on myself, I would say I lacked inquisitiveness and initiative. Maybe it’s different now, or maybe it was different for everyone else, but what my Vietnamese education did to me at least, was discouraging me from seeing past performing well on tests. I undoubtedly had a very passive and somewhat perfunctory learning style. I did not study for myself. I did not actively seek to attain more knowledge for self-improvement. I just studied to deal with the testing system. This definitely defeated the purpose of studying/learning. Thus, as you can tell, I did not find beauty or develop interest in any subjects, though I wasn’t falling behind either. You can say I was quite lost even until college. On this note, I think self-reflection and self-discovery are very important. We Vietnamese mostly grow up facing expectations from many sources: family, society, and ourselves (which is also partly influenced by the former two). Sometimes, we live too much for others and forget about ourselves. That’s why understanding yourself, your interests and values, is critical in attaining success, not only in America, but anywhere you decide go later in life.”
🌐 MoraNow – nền tảng online kết nối học sinh Việt Nam và các du học sinh Mỹ đi trước
📖 Khám phá danh sách cố vấn và đặt lịch hẹn ngay bây giờ tại: http://bit.ly/mora_191128
🤝 Trở thành Đối tác Cố vấn trên Mora: http://bit.ly/mora_191128_counselor